Với nhiều người việc mở tiệm sửa chữa xe máy lớn là một điều khó. Nhưng có một sự tính toán hợp lí với một sô tiền nhỏ trong tay bạn cũng có thể mở tiệm sửa chữa xe nhỏ. Cùng với kinh nghiệm dày dặn. Việc có kỹ năng cũng như nhiệt huyết với nghề thì hoàn toàn có thể sống với nghề đó.
Nghề sửa chữa xe máy cũng có tính chọn lọc khá cao. Yêu cầu không cần phải giỏi nhưng phải có khả năng tìm tòi những cái mới. Hãy đưa ra những hướng mới để phục vụ khách hàng. Thế nên cần những yếu tố gì để mở một tiệm sửa chữa xe máy theo kinh nghiệm cũng như thực tế của chúng tôi nhé.
Các bước mở tiệm sửa chữa xe máy:
Cần bao nhiêu vốn?
Tuỳ vào nhu cầu của khách hàng mà có những quy cách thực hiện khác nhau. Nếu như vốn mạnh thì không còn gì để bàn cứ thế mà triển khai cửa hàng lớn đầy đủ thôi.
Nhưng nếu vốn đầu vào yếu (khoảng vài chục triệu) thì cần có những tính toán hợp lí. Đưa ra từng thời kỳ khác nhau như mới mở. Sau mới mở, ổn định,… Vậy nên cần sắm những thiết bị cơ bản và cần thiết trước như máy nén khí, dụng cụ cầm tay, bàn nâng xe máy, …
Trường hợp mở tiệm sửa chữa xe có mô hình nhỏ thì không nên mua trữ phụ tùng mà hãy đi lấy từ một mối lớn để không bị chôn vốn và đồng tiền xoay vòng nhanh, nhanh kiếm được lợi nhuận.
Mặt bằng
Nói về quy mô nhỏ thì không cần phải mở tiệm sữa xe máy nơi mặt tiền chi phí đắt đỏ. Mà chỉ cần nơi vừa đủ diện tích để đồ, thuận tiện trong công việc và đông người qua lại là được. Mặt bằng cần tính toán để có thể vừa hoán giao xe vừa tiếp nhận xe để sửa chữa.
Nguồn nhân lực ra sao?
Đây là vấn đề khá phổ biến của các tiệm sửa chữa xe máy hiện nay. Để tìm được một người giỏi đầy đủ kinh nghiệm thì vô cùng khó khăn. Nhưng để giữ được người thì cần phải trả lượng cao. Còn thợ tay nghề yếu thì tiến độ công việc không hiệu quả khó mà chiều được lòng khách hàng nên cần có sự chọn lựa cẩn thận. Cần có tính chọn lọc. Cần những người có tâm huyết và ham học hỏi độ tuổi từ 22-45 là hợp lí.
Các thiết bị cần để mở tiệm sửa chữa xe máy:
+ Bàn nâng xe máy: Tiết kiệm được thời gian công sức làm việc, an toàn hơn khi lao động.
+ Dụng cụ cầm tay: Bao gồm các loại như bộ thiết bị vặn xiết như cờ lê, tuýp,… Những thiết bị chuyên dụng hàng ngày để đáp ứng được nhu cầu của một tiệm có mô hình nhỏ.
+ Dụng cụ khí nén: Bao gồm máy nén khí. Các thiết bị hỗ trợ nén khí ra vào khí để hỗ trợ cho các thiết bị khác.
+ Súng xiết bu lông: Có rất nhiều dòng nhưng nên chọn các loại máy TOKU của Nhật, Ingersoll Rand của Mỹ, FireBird của Đài Loan để đảm bảo chất lượng, bảo hành tốt.
Ngoài ra thì cần có các loại máy như máy súc rửa vệ sinh kim phun – buồng đốt, máy đọc test lỗi xe máy, các thiết bị hút nhớt, máy hàn – cắt – khoan các loại,…